TCVN 12653-1:2019 PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – ỐNG VÀ PHỤ TÙNG ĐƯỜNG ỐNG CPVC DÙNG TRONG HỆ THỐNG SPRINKLER TỰ ĐỘNG – PHẦN 1: YÊU CẦU KỸ THUẬT
HÀ NỘI – 2019
Lời nói đầu
TCVN 12653-1:2019 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 21 Thiết bị phòng cháy chữa cháy biên soạn trên cơ sở IS 16088:2012, ASTM F 438-04, ASTM F 442/F 442M-99, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12653:2019, Phòng cháy chữa cháy – Ống và phụ tùng đường ống CPVC dùng trong hệ thống sprinkler tự động gồm các phần sau:
– Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật.
– Phần 2: Phương pháp thử.
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với ống và phụ tùng đường ống CPVC dùng trong các hệ thống sprinkler tự động. Các ống CPVC này chỉ được phép sử dụng trong hệ thống ống ướt.
Bên cạnh những quy định kỹ thuật nêu trong nội dung chính, Phụ lục A đưa ra một số quy định kỹ thuật bổ sung đối với những vấn đề liên quan đến cấu tạo và thiết kế khi sử dụng ống và phụ tùng đường ống CPVC cho hệ thống sprinkler, cụ thể gồm: keo dán dung môi, cấu tạo các mối nối, hệ treo đỡ, cấu tạo dự phòng dãn nở nhiệt và tính toán thủy lực.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6039-1 (ISO 1183-1), Chất dẻo – Xác định khối lượng riêng của chất dẻo không xốp – Phần 1: Phương pháp ngâm, phương pháp picnomet lỏng và phương pháp chuẩn độ.
TCVN 6144, Ống nhựa nhiệt dẻo – Xác định độ bền va đập bên ngoài – Phương pháp vòng tuần hoàn.
TCVN 6145, Hệ thống ống nhựa nhiệt dẻo – Các chi tiết bằng nhựa – Phương pháp xác định kích thước.
TCVN 6147-2, Ống và phụ tùng nối bằng nhựa nhiệt dẻo – Nhiệt độ hóa mềm vicat – Phần 2: Điều kiện thử dùng cho ống và phụ tùng nối bằng poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC ưu) hoặc bằng poly(vinyl clorua) clo hóa (PVC-C) và cho ống nhựa bằng poly(vinyl clorua) có độ bền va đập cao (PVC-HI).
TCVN 6148 (ISO 2505), Ống nhựa nhiệt dẻo – Sự thay đổi kích thước theo chiều dọc – Phương pháp thử và các thông số.
TCVN 6149-1, Ống, phụ tùng và hệ thông phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển chất lỏng – Xác định độ bền với áp suất bên trong – Phần 1: Phương pháp thử chung.
TCVN 7434-1, Ống nhựa nhiệt dẻo – Xác định cường độ chịu kéo – Phần 1: Phương pháp thử chung.
TCVN 8848 (ISO 7686), Ống và phụ tùng bằng chất dẻo – Xác định độ đục.
ISO 1558, Plastics – Vinyl chloride homopolymers and copolymers – Determination of chlorine content (Chất dẻo – Vinyl Chloride homopolymers và Copolymer – Xác định hàm lượng Clo).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1 Nhựa CPVC (Chrlorinated Polyvinyl Chrloride – CPVC)
Vật liệu có hàm lượng Clo từ 67 % đến 73 %, thu được trên cơ sở Clo hóa nhựa PVC.
3.2 Kích cỡ danh nghĩa (Norminal size), DN
Trị số đặt cho cỡ của một ống, được làm tròn xấp xỉ bằng kích thước chế tạo đo bằng mm. Không kể cỡ ren của ống.
3.3 Đường kính ngoài danh nghĩa (Norminal outside diameter), dn
Đường kính ngoài định trước, được đo bằng milimet, được gán cho một cỡ ống.
3.4 Đường kính ngoài tại điểm bất kỳ (Outside diameter at any point), de
Giá trị đo được của đường kính ngoài qua mặt cắt ngang tại điểm bất kỳ của ống, được làm tròn đến 0,1 mm.
3.5 Đường kính ngoài trung bình (Mean outside diameter), dem
Thương số của chu vi ngoài của một ống đo được tại một tiết diện bất kỳ với số p (3,142), được làm tròn đến 0,1 mm.
3.6 Đường kính ngoài trung bình nhỏ nhất (Minimum mean outside diameter), dem,Min
Giá trị nhỏ nhất của đường kính ngoài trung bình được quy định cho từng kích cỡ danh nghĩa.
3.7 Đường kính ngoài trung bình lớn nhất (Maximum mean outside diameter), dem,Max
Giá trị lớn nhất của đường kính ngoài trung bình được quy định cho từng kích cỡ danh nghĩa.
3.8 Độ ô-van (Out-of-Roundness (Ovality))
Chênh lệch giữa đường kính ngoài lớn nhất đo được và đường kính ngoài nhỏ nhất đo được trên cùng một tiết diện ống.
3.9 Độ dày thành danh nghĩa (Norminal wall thickness), en
Độ dày thành của một chi tiết, được kí hiệu bằng số, được làm tròn số thích hợp gần bằng các kích thước chế tạo, tính bằng milimét (mm). Không kể cỡ ren của ống.
3.10 Độ dày thành tại điểm bất kỳ (Wall thickness at any point), e
Giá trị đo được của độ dày thành tại một điểm bất kỳ trên chu vi của ống, được làm tròn đến 0,1 mm.
3.11 Độ dày thành nhỏ nhất tại điểm bất kỳ (Minimum wall thickness at any Point), eMin
Giá trị nhỏ nhất của của độ dày thành tại một điểm bất kỳ trên chu vi của ống, được làm tròn đến 0,1 mm.
3.12 Độ dày thành lớn nhất tại điểm bất kỳ (Maximum wall thickness at any Point), eMax
Giá trị lớn nhất của của độ dày thành tại một điểm bất kỳ trên chu vi của ống, được làm tròn đến 0,1 mm.
3.13 Độ dày thành trung bình (Mean wall thickness), em
Giá trị trung bình số học của độ dày thành xác định từ số đo tại ít nhất 4 điểm cách đều trên chu vi và tại cùng một tiết diện của ống, bao gồm cả các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất đo được và làm tròn đến 0,1 mm.
3.14 Dung sai (Tolerance)
Sai lệch cho phép của một giá trị xác định của một đại lượng, được biểu diễn bằng sự khác nhau giữa các giá trị lớn nhất cho phép và giá trị nhỏ nhất cho phép.
3.15 Áp suất làm việc (Working pressure), PN
Trị số đặt cho một ống ứng với các đặc trưng cơ học của ống đó dùng để tham khảo.
3.16 Thử nghiệm (Tests)
3.16.1 Các thử nghiệm về loại (Type tests)
Các thử nghiệm được thực hiện khi có sự thay đổi về thành phần hoặc thay đổi về cỡ/seri để xác định sự phù hợp và khả năng làm việc của ống.
3.16.2 Các thử nghiệm nghiệm thu (Acceptance tests)
Các thử nghiệm được thực hiện trên các mẫu lấy ra từ một lô nhằm mục đích nghiệm thu lô ống đó.
3.17 Vật liệu nguyên sinh (Vergin material)
Vật liệu ở dạng hạt hoặc dạng bột chưa qua sử dụng hoặc gia công, ngoài các xử lý theo yêu cầu cho quá trình sản xuất và không bổ sung thêm vật liệu tái chế hoặc tái sinh.
3.18 Vật liệu gia công lại (Own rework material)
Vật liệu được chuẩn bị từ các ống bị loại chưa sử dụng, bao gồm các đoạn cắt gọt từ dây chuyền sản xuất ống. Vật liệu này sẽ được xử lý lại trong một khu vực của nhà sản xuất bằng một quá trình, ví dụ như đùn, và đã biết được công thức hoàn chỉnh của quá trình này.
3.19 Tỉ lệ kích thước chuẩn (Standard thermoplastic dimension ratio), SDR
Tỉ số của đường kính ngoài danh nghĩa của ống và độ dày thành ống danh nghĩa.
3.20 Hệ thống Sprinkler (Sprinkler system)
Toàn bộ các trang bị tạo ra sự bảo vệ cho tòa nhà bằng các đầu phun nước tự động, bao gồm một hoặc nhiều đầu phun, đường ống dẫn đến đầu phun và nguồn hoặc các nguồn cấp nước, ngoại trừ tuyến ống chính bên ngoài nhà và các nguồn trữ nước như hồ hoặc kênh mương.
3.21 Hệ thống đường ống ướt (Installation, wet pipe)
Một hệ thống, trong đó các đường ống luôn chứa đầy nước.
3.22 Hệ treo (Hangers)
Một hệ dùng để treo các đường ống vào các cấu kiện kết cấu nhà.
4 Ký hiệu
Tiêu chuẩn này áp dụng các ký hiệu sau đây.
dn | Đường kính ngoài danh nghĩa |
de | Đường kính ngoài tại điểm bất kỳ |
dem | Đường kính ngoài trung bình |
dem,Max | Đường kính ngoài trung bình lớn nhất |
dem,Min | Đường kính ngoài trung bình nhỏ nhất |
DN | Kích cỡ danh nghĩa |
e | Độ dày thành tại điểm bất kỳ |
em | Độ dày thành trung bình |
eMax | Độ dày thành lớn nhất tại điểm bất kỳ |
eMin | Độ dày thành nhỏ nhất tại điểm bất kỳ |
en | Độ dày thành danh nghĩa |
Lo | Tổng chiều dài của ống |
Lc | Chiều dài hiệu dụng của ống |
PN | Áp suất làm việc |
fT | Hệ số đặc trưng đánh giá nhiệt độ nước |
ρ | Khối lượng riêng |
σ | Ứng suất dưới áp lực thủy tĩnh |
σs | Ứng suất thiết kế |
5 Yêu cầu về áp suất và nhiệt độ
Áp suất làm việc của ống tối thiểu là 2,17 MPa ở nhiệt độ 23 oC và tối thiểu là 1,21 MPa ở nhiệt độ 65 oC.
6 Thành phần
6.1 Quy định chung
Ống phải được chế tạo từ vật liệu có thành phần chính là PVC được Clo hóa. Có thể cho thêm các phụ gia cần thiết để hỗ trợ việc sản xuất ống và ống được đặt chắc và bền với bề mặt nhẵn đẹp, đảm bảo cường độ cơ học và độ mờ đục trong các điều kiện sử dụng. Lượng dùng của mọi chất phụ gia dù được sử dụng riêng hoặc kết hợp với nhau phải đảm bảo không gây ra độc tính hoặc kích ứng nội tạng hoặc có nguy cơ làm phát triển vi sinh vật hoặc làm hỏng cấu trúc vật liệu hoặc biến đổi các đặc trưng hóa học vật lý hoặc cơ học (đặc biệt là cường độ cơ học theo thời gian và khả năng chịu va đập) như được quy định trong tiêu chuẩn này.
6.2 Đặc trưng của hợp chất
6.2.1 Hợp chất và sản phẩm tạo thành phải đảm bảo những quy định sau
- Tồn tại dưới dạng bột hoặc hạt;
- Phương pháp sản xuất: đùn ống;
- Nhiệt độ hóa mềm Vicat không thấp hơn 110 oC;
- Độ dai va đập khoảng trong khoảng 4 kJ/m2 đến 8 kJ/m2 ;
- Cường độ chịu kéo từ 45 MPa đến 55 MPa; và
- Mô đun đàn hồi từ 2 000 MPa đến 2 500 MPa.
6.2.2 Hàm lượng Clo của hợp chất
Các hợp chất của ống CPVC bao gồm cả các phụ gia như biến tính, tạo nhớt, độn, v.v. dùng để chế tạo ống phải có hàm lượng Clo không thấp hơn 55 % khi thử nghiệm theo ISO 1558.
6.2.3 Khối lượng riêng
Các hợp chất của ống CPVC bao gồm cả các phụ gia như biến tính, tạo nhớt, độn, v.v. dùng để chế tạo ống phải có khối lượng riêng trong khoảng từ 1 450 kg/m3 đến 1 650 kg/m3 khi thử nghiệm theo TCVN 6039-1 (ISO 1183-1).
6.2.4 Thử nghiệm tính cháy
Mẫu CPVC phải được thử nghiệm về tính cháy theo TCVN 12653-2.
7 Kích thước ống
7.1 Quy định chung
Đường kính ngoài tại điểm bất kỳ và độ dày thành ống phải phù hợp với Bảng 1.
Các đặc trưng hình học của phụ tùng đường ống CPVC được trình bày trên Hình 1 và Hình 2 tương ứng phải phù hợp với Bảng 2 và Bảng 3.
Bảng 1 – Đặc trưng hình học của ống CPVC
Kích thước tính bằng milimet
Kích cỡ danh nghĩa, DN | Đường kính | Độ dày thành ống | ||
Đường kính ngoài danh nghĩa | Sai lệch cho phép | Độ dày thành danh nghĩa | Sai lệch cho phép | |
20 | 26,7 | ± 0,10 | 1,98 | + 0,51– 0,00 |
25 | 33,4 | ± 0,13 | 2,46 | + 0,51– 0,00 |
32 | 42,2 | ± 0,13 | 3,12 | + 0,51– 0,00 |
40 | 48,2 | ± 0,15 | 3,58 | + 0,51– 0,00 |
50 | 60,3 | ± 0,15 | 4,47 | + 0,53– 0,00 |
65 | 73,0 | ± 0,18 | 5,41 | + 0,66– 0,00 |
80 | 88,9 | ± 0,20 | 6,58 | + 0,79– 0,00 |
90 | 101,6 | ± 0,20 | 7,52 | + 0,91– 0,00 |
100 | 114,3 | ± 0,23 | 8,46 | + 1,02– 0,00 |
125 | 141,3 | ± 0,25 | 10,46 | + 1,24– 0,00 |
150 | 168,3 | ± 0,28 | 12,47 | + 1,50– 0,00 |
Hình 1 – Đặc trưng hình học cơ bản của phụ tùng ống: côn thu
Bảng 2 – Đặc trưng hình học của phụ tùng đường ống loại côn thu
Kích thước tính bằng milimet | ||||||||||
Kích cỡ danh nghĩa | Đường kính trong của miệng phụ tùng (A) | Đường kính trong của đáy tiếp xúc (B) | Chiều dài tối thiểu ổ mối nối (C) | Đường kính trong tối thiểu (D) | Độ dày tối thiểu | Hình thức cửa vào | ||||
E | F | EW | EX, EZ | |||||||
20 | 26,9 | ± 0,10 | 26,6 | ± 0,10 | 18,3 | 18,1 | 2,9 | 3,6 | 0,8 | 0,8 |
25 | 33,7 | ± 0,13 | 33,3 | ± 0,13 | 22,2 | 25,2 | 3,4 | 4,2 | 1,6 | 1,6 |
32 | 42,4 | ± 0,13 | 42,0 | ± 0,13 | 23,8 | 33,9 | 3, 6 | 4,5 | 1,6 | 1,6 |
40 | 48,6 | ± 0,15 | 48,1 | ± 0,15 | 27,8 | 39,7 | 3,7 | 4,6 | 1,6 | 1,6 |
50 | 60,6 | ± 0,15 | 60,2 | ± 0,15 | 29,4 | 51,3 | 3,9 | 4,9 | 1,6 | 1,6 |
65 | 73,4 | ± 0,18 | 72,9 | ± 0,18 | 44,5 | 61,3 | 5,2 | 6,5 | 2,4 | 3,2 |
80 | 89,3 | ± 0,20 | 88,7 | ± 0,20 | 47,6 | 76,4 | 5,5 | 6,9 | 2,4 | 3,2 |
90 | 102,0 | ± 0,20 | 101,4 | ± 0,20 | 50,8 | 88,5 | 5,7 | 7,2 | 2,4 | 3,2 |
100 | 114,8 | ± 0,23 | 114,1 | ± 0,23 | 50,8 | 100,6 | 6,0 | 7,5 | 2,4 | 3,2 |
125 | 141,8 | ± 0,25 | 141,1 | ± 0,25 | 76,2 | 126,4 | 6,6 | 8,2 | 2,4 | 3,2 |
150 | 168,8 | ± 0,28 | 168,0 | ± 0,28 | 76,2 | 152,0 | 7,1 | 8,9 | 3,2 | 4,8 |
CHÚ THÍCH: Kí hiệu các kích thước được cho trên Hình 1 |
Bảng 3 – Đặc trưng hình học của phụ tùng đường ống loại góc, Tê
Kích thước tính bằng milimet | |||
Kích cỡ danh nghĩa | Độ dài tối thiểu, G | Độ dài tối thiểu, J | Độ dài tối thiểu, N |
20 | 14,3 | 7,9 | 2,4 |
25 | 17,5 | 7,9 | 2,4 |
32 | 22,2 | 9,5 | 2,4 |
40 | 25,4 | 11,1 | 2,4 |
50 | 31,8 | 15,9 | 2,4 |
65 | 38,1 | 17,5 | 4,8 |
80 | 46,0 | 19,1 | 4,8 |
90 | 54,0 | 25,4 | 4,8 |
100 | 58,7 | 25,4 | 4,8 |
125 | 76,2 | 34,9 | 4,8 |
150 | 88,9 | 44,5 | 6,4 |
CHÚ THÍCH: Kí hiệu các kích thước được cho trên Hình 2. |
a) | b) |
c) | d) |
Hình 2 – Đặc trưng hình học cơ bản của phụ tùng ống: a) Cút; b) Chếch; c) Tê; d) Măng sông |
7.2 Đường kính
7.2.1 Tổng quát
Đường kính ngoài và đường kính ngoài tại điểm bất kỳ như quy định trong Bảng 1 phải được kiểm tra theo TCVN 6145.
7.2.2 Đường kính ngoài tại điểm bất kỳ
Tại cùng một vị trí tiết diện ống, chênh lệch giữa đường kính ngoài lớn nhất đo được và đường kính ngoài nhỏ nhất đo được (còn gọi là độ ô-van) không được vượt quá trị số lớn hơn trong hai giá trị sau:
- a) 0,5 mm, và
- b) 0,012dn làm tròn đến 0,1 mm.
7.3 Độ dày thành ống
7.3.1 Tổng quát
Độ dày thành ống phải bằng với giá trị quy định trong Bảng 1.
Độ dày thành ống phải được đo theo một trong ba cách quy định trong TCVN 6145. Để kiểm tra sự phù hợp của độ dày thành ống trên toàn chiều dài thì phải đo độ dày thành ống tại một điểm bất kì trên chiều dài ống. Việc này được thực hiện bằng cách cắt ống tại một điểm bất kì trên chiều dài sau đó đo độ dày thành. Ngoài ra, để tránh việc phải cắt ống, có thể áp dụng phương pháp đo không phá hủy, ví dụ như khi đo bằng siêu âm thì độ dày phải được đo tại 4 điểm bất kì dọc theo chiều dài ống.
7.3.2 Sai lệch cho phép của độ dày thành ống
- a) Độ dày thành trung bình phải được xác định từ ít nhất là 6 số liệu đo độ dày thành xung quanh ống và phải bao gồm cả các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất đo được. Sai lệch cho phép áp dụng cho độ dày thành trung bình phải phù hợp với Bảng 1.
- b) Các kết quả tính toán để kiểm tra dung sai phải được làm tròn đến 0,1 mm.
7.4 Chiều dài và chiều dài hiệu dụng của ống
Nếu một ống được chỉ định trước chiều dài thì chiều dài hiệu dụng của ống của ống đó phải bằng hoặc lớn hơn so với chiều dài chỉ định đó. Chiều dài hiệu dụng của ống tốt nhất nên là 3, 5 hoặc 6 m. Ống cũng có thể được chế tạo với các chiều dài khác nhau nếu có sự thỏa thuận riêng giữa nhà sản xuất và khách hàng.
8 Đầu ống
Đầu ống dùng để quét chất kết dính phải được cắt phẳng và sạch, phải đảm bảo vuông góc với trục ống hoặc có thể được mài vát góc tại đầu mút
9 Đặc tính vật lý và hóa học
9.1 Ngoại hình
Ống phải có mầu vàng cam. Cho phép có những khác biệt nhỏ về mầu sắc bên ngoài.
Mặt trong và mặt ngoài của ống phải phẳng, sạch và không bị gợn cũng như các khuyết tật khác
9.2 Độ mờ
Thành ống nguyên dạng phải đảm bảo không cho phép quá 0,2 % ánh sáng nhìn thấy truyền qua nó khi được thử theo TCVN 8848 (ISO 7686).
9.3 Thử nghiệm co chiều dài do nhiệt
Khi được thử nghiệm bằng phương pháp mô tả trong TCVN 6148 (ISO 2505) trên một mẫu ống có chiều dài 200 ± 20 mm thì chiều dài của mẫu đó không được thay đổi quá 5 %.
9.4 Nhiệt độ hóa mềm Vicat
Nhiệt độ hóa mềm Vicat của mẫu khi được thử theo phương pháp nêu trong TCVN 6147-2 không được thấp hơn 110 oC.
9.5 Khối lượng riêng
Khối lượng riêng của các ống khi được thử theo phương pháp nêu trong TCVN 6039-1 phải nằm trong khoảng từ 1450 kg/m3 đến 1650 kg/m3.
9.6 Thử nghiệm tiếp xúc với lửa
Ống CPVC và phụ tùng phải được thử nghiệm đốt trong khoảng thời gian 10 min theo quy trình nêu trong TCVN 12653-2. Trong quá trình thử nghiệm đốt, cụm ống và phụ tùng phải đảm bảo không bị nổ, tụt hoặc rò rỉ và phải giữ nguyên được vị trí dự định của đầu phun Sprinkler khi hoạt động. Sau khi chịu tiếp xúc với lửa, cụm ống và phụ tùng phải chịu áp lực thủy tĩnh ở bên trong bằng với mức áp lực lớn nhất duy trì trong 5 min và phải đảm bảo không bị rách hoặc rò rỉ.
9.7 Thử nghiệm tính cháy
Tính cháy được thử nghiệm theo TCVN 12653-2 và phải đạt cấp V-0.
10 Đặc tính cơ học
10.1 Khả năng chịu áp suất thủy tĩnh
10.1.1 Thử ngắn hạn
Khi thử nghiệm theo quy trình nêu trong TCVN 6149-1 với tác động của áp lực thủy tĩnh từ bên trong có độ lớn bằng 5 lần mức áp lực theo thiết kế ở nhiệt độ môi trường bình thường thì mẫu ống đại diện phải đảm bảo chịu được trong khoảng thời gian 1 min mà không bị rách, tụt hoặc rò rỉ.
10.1.2 Thử dài hạn
Khi thử nghiệm theo quy trình nêu trong TCVN 6149-1 với tác động của áp lực thủy tĩnh từ bên trong có độ lớn bằng 2,55 MPa ở nhiệt độ 65 oC thì mẫu ống đại diện phải đảm bảo chịu được trong khoảng thời gian 1 000 h mà không bị rách, tụt hoặc rò rỉ.
10.2 Độ bền va đập bên ngoài ở 0 oC
Khi thử theo quy trình nêu trong TCVN 6144 với khối lượng búa rơi va đập và chiều cao rơi như trong Bảng 4, thì ống được thử phải có tỉ lệ va đập thực (TIR) không quá 10 %.
Bảng 4 – Các thông số của thử nghiệm độ bền va đập bên ngoài ở 0 0C
STT | Kích cỡ danh nghĩa, mm | Khối lượng búa rơi, kg | Chiều cao rơi, mm |
1 | 20 | 0,5 | 400 |
2 | 25 | 0,5 | 500 |
3 | 32 | 0,5 | 600 |
4 | 40 | 0,5 | 800 |
5 | 50 | 0,5 | 1 000 |
6 | 65 | 0,8 | 1 000 |
7 | 80 | 0,8 | 1 200 |
10.3 Thử nghiệm nén bẹp
Khi thử theo quy trình nêu trong TCVN 12653-2 mẫu ống phải đảm bao không bị nứt, tụt hoặc gẫy.
10.4 Cường độ chịu kéo
Khi thử theo quy trình nêu trong TCVN 7434-1 ứng uất kéo tại thời điểm chảy phải không nhỏ hơn 53 MPa ở (23 ± 2) oC.
10.5 Thử nghiệm khả năng chống gãy gập
Khi được thử nghiệm theo quy trình nêu dưới đây với bán kính uốn nhỏ nhất bằng hoặc lớn hơn giá trị nêu trong Bảng 5 thì các mẫu ống phải đảm bảo không bị gãy gập.
Rút ngẫu nhiên 3 mẫu ống cùng kích cỡ, ổn định các mẫu này trong 24 h. Điều kiện môi trường ổn định mẫu thứ nhất là (- 18 ± 2) oC, thứ hai là (23 ± 2) oC và cuối cùng là (65 ± 2) oC.
Ngay sau khi ổn định, từng mẫu sẽ phải chịu uốn với bán kính vòng uốn giảm dần xuống đến khi mẫu bị gãy gập.
Yêu cầu đối với keo dán dung môi để liên kết ống và phụ tùng được cho trong A.1 của Phụ lục A.
Bảng 5 – Quy định về bán kính uốn nhỏ nhất khi thử nghiệm khả năng chống gãy gập
Đường kính ngoài danh nghĩa, mm | Chiều dài ống, m | |||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | |
Bán kính nhỏ nhất cho phép đối với ống SDR 13,5 ở 23 oC, cm | ||||||||||||||
20 | 8,6 | 34,3 | 77,1 | 137,1 | 214,2 | 308,4 | 419,8 | 548,3 | 694,0 | 856,7 | 1 036,7 | |||
25 | 6,8 | 27,4 | 61,6 | 109,5 | 171,0 | 246,3 | 335,2 | 437,8 | 554,1 | 684,1 | 827,8 | 985,1 | ||
32 | 5,4 | 21,7 | 48,8 | 86,7 | 135,5 | 195,1 | 265,5 | 346,8 | 439,0 | 541,9 | 655,7 | 780,4 | 915,8 | |
40 | 4,7 | 18,9 | 42,6 | 75,8 | 118,4 | 170,4 | 232,0 | 303,0 | 383,5 | 473,5 | 572,9 | 681,8 | 800,2 | 928,0 |
50 | 3,8 | 15,2 | 34,1 | 60,6 | 94,7 | 136,4 | 185,6 | 242,4 | 306,8 | 378,8 | 458,3 | 545,4 | 640,1 | 742,4 |
65 | 3,1 | 12,5 | 28,2 | 50,1 | 78,2 | 112,6 | 153,3 | 200,3 | 253,4 | 312,9 | 378,6 | 450,6 | 528,8 | 613,3 |
80 | 2,6 | 10,3 | 23,1 | 41,1 | 64,3 | 92,5 | 125,9 | 164,5 | 208,2 | 257,0 | 311,0 | 370,1 | 434,4 | 503,8 |
11 Lấy mẫu và các tiêu chí về sự phù hợp
11.1. Tổng quát
Quy trình lấy mẫu và các tiêu chí đánh giá sự phù hợp phải thực hiện theo TCVN 12653-2 và các yêu cầu bổ sung trong 11.2.
11.2 Yêu cầu bổ sung về thử nghiệm
11.2.1 Giá trị mất áp lực (C) theo công thức (1) phải lớn hơn giá trị công bố của nhà sản xuất.
(2) |
Trong đó:
Q Lưu lượng nước, tính bằng lít trên phút.
D Đường kính trong của ống, tính bằng milimet;
ΔP Mất áp lực do ma sát trên 1 m chiều dài ống, tính bằng Megapascal trên mét;
C Giá trị mất áp lực, tính bằng Megapascal.
11.2.2 Bán kính uốn không được lớn hơn bán kính uốn tối thiểu của đường ống theo công bố của nhà sản xuất khi thử khả năng chống gãy gập.
11.2.3 Ống không được xuất hiện vết nứt hoặc rò rỉ sau 3 000 chu kỳ tăng áp lực từ 0 đến giá trị gấp 2 lần áp lực sử dụng cao nhất với tần xuất 10 chu kỳ/min trên đoạn đường ống có chiều dài bằng 10 lần đường kính ngoài danh nghĩa của ống, thử áp lực lại theo 10.1.1, ống không được xuất hiện vết nứt hoặc rò rỉ. (/ Giống với 11.2.4 )
11.2.4 Sau khi thử nhiệt độ lặp lại theo TCVN 6149-1, thử áp lực lại theo 10.1.1, ống không được xuất hiện vết nứt hoặc rò rỉ.
11.2.5 Sau khi thử va đập theo TCVN 6144, thử áp lực lại theo 10.1.1 ống không được xuất hiện vết nứt hoặc rò rỉ.
11.2.6 Nối ống với phụ tùng ống bằng keo chuyên dùng tại nhiệt độ từ 0 oC đến 49 oC, sau khi keo đông cứng, thử nghiệm trong 2 h với áp lực 1,5 MPa, ống và phụ tùng ống không được xuất hiện vết nứt hoặc rò rỉ. ( Giống 11.2.9 )
12 Ghi nhãn
Tất cả các ống phải được ghi nhãn bằng mực/sơn hoặc in chìm trên thân với khoảng dãn cách không quá 3 m. Hình thức ghi nhãn phải đảm bảo rõ ràng và bền màu. Việc ghi nhãn phải bao gồm những thông tin sau:
- a) Tên nhà sản xuất hoặc nhãn hiệu thương mại;
- b) Số hiệu của tiêu chuẩn này;
- c) Nguyên liệu làm ống;
- d) Đường kính ngoài danh nghĩa
- c) Áp lực sử dụng lớn nhất;
Ngoài ra các thông tin sau cần phải được thể hiện trên ống hoặc nhãn phụ:
- a) Số lô sản xuất;
- b) Phương pháp thi công và nội dung chú ý khi sử dụng;
- c) Loại keo dán được phép sử dụng;
- d) Khoảng cách lắp đặt thiết bị cố định đường ống;
Phụ lục A
(Quy định)
Các quy định kỹ thuật bổ sung
A.1 Quy định đối với keo dán dung môi và cấu tạo mối nối
A.1.1 Keo dán dung môi dùng cho hệ mối nối
Keo dán dung môi dùng để nối ống và các phụ tùng dùng cho hệ thống sprinkler phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cường độ chịu trượt mối nối chồng – Cường độ chịu trượt mối nối chồng trung bình nhỏ nhất khi thử nghiệm theo A.1.1.1 phải đạt 1,7 MPa sau 2 h phát triển cường độ, 3,4 MPa sau 10 h phát triển cường độ và sau 72 h phát triển cường độ phải đạt 6,2 Mpa
- .Cường độ kháng vỡ áp lực thủy tĩnh – Cường độ kháng vỡ áp lưc thủy tĩnh trung bình nhỏ nhất khi thử theo A.1.1.2 phải đạt 2,8 MPa sau 2 h phát triển cường độ.
A.1.1.1 Thử nghiệm chịu trượt của mối nối chồng
Phải có ít nhất 5 mẫu được thử nghiệm cường độ chịu trượt mối nối chồng.
Cắt các mảnh mẫu có kích thước 25 mm x 25 mm và 25 mm x 50 mm từ tấm CPVC dày 6 mm giống hoàn toàn với vật liệu sử dụng chế tạo ống. Làm sạch bề mặt sẽ được dán dính bằng miếng vải tẩm acetone hoặc methyl ethyl ketone. Dùng chổi quét sơn để quét một lớp keo mỏng lên toàn bộ bề mặt của miếng mẫu 25 mm x 25 mm và quét vào vùng giữa của miếng mẫu 25 mm x 50 mm. Ghép ngay hai miếng mẫu lại với nhau và xoay miếng mẫu 25 mm x 25 mm một góc 180o trên miếng mẫu 25 mm x 50 mm, dùng tay ấn nhẹ (khoảng 2 N) trong vòng 5 s.
Đặt cụm mẫu lên một bề mặt sạch, nằm ngang với miếng mẫu 25 mm x 50 mm nằm phía dưới (xem Hình A.1), sau 30 s, đặt một vật nặng 2 kG lên mẫu thử trong khoảng thời gian 3 min sau đó nhấc ra.
Lưu giữ mẫu đã ghép ở nhiệt độ 27 oC ± 2 oC trong khoảng thời gian chỉ định và thử nghiệm trong hệ kẹp giữ mẫu như thể hiện trên Hình A.2. Tốc độ đẩy trượt phải đảm bảo ở mức 1,25 mm/min. Trình bày kết quả theo đơn vị MPa.
A.1.1.2 Thử nghiệm Cường độ kháng vỡ áp lưc thủy tĩnh
Phải có ít nhất 5 mẫu được thử nghiệm cường độ kháng vỡ áp lưc thủy tĩnh.
Hình A.2 – Hệ kẹp giữ mẫu điển hình
Dùng ống cỡ 63 mm và măng sông nối để thử nghiệm. Chiều sâu nhỏ nhất của đoạn ống lồng của măng sông phải là 38 mm. Các kích thước của ống và đoạn ống lồng phải đảm bảo khi được ghép nối bằng tay và chưa bôi keo thì đầu ống chính phải nằm trong khoảng từ 1/3 đến 2/3 tổng chiều sâu của đoạn ống lồng.
Cắt ống thành các đoạn có chiều dài 150 mm sau đó nối với các măng sông. Đầu của đoạn ống chính phải chạm hoàn toàn vào đáy của đoạn ống lồng. Bịt các đầu mút của đoạn ống của mẫu thử bằng các loại đầu bịt thích hợp cho việc thử áp lực. Lưu mẫu thử ở nhiệt độ 27 oC ± 2 oC trong 2 h ± 5 min sau đó tiến hành thử nghiệm. Tăng dần áp lực bên trong với tốc độ 1,4 MPa/min ± 10 % cho đến khi xuất hiện sự phá hủy.
A.1.2 Quy định đối với mối nối
A.1.2.1 Cắt ống
Ống CPVC có thể cắt dễ dàng bằng lưỡi cắt hoặc máy cắt ống nhựa có lưỡi cắt tròn, cưa có lưỡi mịn hoặc cưa động lực. Các công cụ để cắt CPVC phải được thiết kế để cắt nhựa và phải trong điều kiện tốt phù hợp với các khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều quan trọng nhất là phải cắt ống vuông góc. Một ống được cắt vuông góc sẽ cho diện tích dán dính lớn nhất. Nếu quan sát được các dấu hiệu đầu ống bị hư hại hoặc bị nứt thì phải cắt bỏ một đọa ít nhất 50 mm nằm quá các vết nứt đó.
A.1.2.2 Gọt xơ và vuốt góc
Các xơ nhựa và gờ ở góc có thể làm cho sự tiếp xúc giữa ống và phụ tùng khi được ghép nối không đúng theo như dự định, do đó phải được loại bỏ khỏi mặt trong và mặt ngoài của ống. Có thể sử dụng các mũi khoan vát mép từ bên trong hoặc dao vát mép bên ngoài để thực hiện việc này. Đầu ống nên được tạo mép hơi vát (khoảng 10o đến 15o) để ống chính dễ đút được vào trong đoạn ống lồng. Điều này cũng giúp giảm thiểu nguy cơ các mép ống quét sạch keo dán dung môi nằm trong đoạn ống lồng của các phụ tùng khi đút ống vào.
A.1.2.3 Quét keo dán dung môi
Dùng giẻ sạch và khô lau sạch vết bẩn và nước dính trên bề mặt tiếp xúc của đoạn ống lồng và đầu ống chính. Bề mặt tiếp xúc bị ẩm sẽ làm chậm thời gian phát triển cường độ và trong quá trình ghép nối thì lượng nước dư sẽ làm giảm cường độ của mối nối.
Trong phạm vi 1/3 đến 2/3 đoạn ống lồng của phụ tùng, ống phải dịch chuyển được dễ dàng. Sự tiếp xúc giữa ống và phụ tùng là yếu tố quan trọng để tạo ra một mối nối tốt. Sự tiếp xúc này cho phép keo dán dung môi (được quét lên ở bước tiếp theo) kết nối một cách hiệu quả giữa ống và phụ tùng.
Chổi quét phải được làm bằng lông tự nhiên và phải có kích cỡ phù hợp với ống. Với ống có cỡ 20 mm đến 25 mm thì cỡ chổi nên là 12,7 mm. Đối với ống có cỡ 32 mm đến 80 mm thì dùng chổi có cỡ 19,1 mm.
Chỉ sử dụng các loại keo dán dung môi đã có công thức pha trộn được chỉ định và nằm trong danh mục được phê duyệt để dùng cho hệ thống sprinkler bằng ống CPVC đồng thời được phê duyệt bởi nhà sản xuất ống và phụ tùng.
Quét mạnh và dứt khoát một lớp keo dày và đồng đều vào mặt ngoài của đầu ống. Quét một lớp mỏng hơn vào mặt trong của đoạn ống lồng của phụ tùng. Đối với ống cỡ 32 mm trở lên thường phải quét mặt ngoài đầu ống 2 lần. Đầu tiên quét keo lên đầu ống, sau đó quét bên trong đoạn ống lồng của phụ tùng và cuối cùng quét bên ngoài của đầu ống một lần nữa.
A.1.2.4 Ghép nối
Sau khi quét keo, đút ngay ống vào đoạn ống lồng của phụ tùng đồng thời xoay ống một góc 1/4 chu vi cho đến khi ống chạm đến đáy của phụ tùng. Lúc này cần căn chỉnh lại phụ tùng về vị trí theo qui định. Ống phải tì vào đáy của gờ chặn. Giữ nguyên cụm nối khoảng 30 s để đảm bảo sự dính kết ban đầu. Xung quanh mép nối giữa ống và phụ tùng phải quan sát được một viền keo bị dồn ra. Nếu viền keo này không liên tục có thể là dấu hiệu cho thấy keo chưa đủ. Nếu quét chưa đủ keo thì phải cắt bỏ phụ tùng đã được ghép nối. Lượng keo thừa ở viền keo phải được lau sạch bằng giẻ.
Khi lắp đặt các đầu sprinkler phải thực hiện một cách cẩn thận. Trước khi lắp đầu sprinkler phải để khô mối nối giữa đầu bắt sprinkler và phụ tùng được ghép nối trước đó trong khoảng thời gian ít nhất là 30 min. Khi lắp đầu sprinkler phải neo buộc hoặc giữ chắc chắn đoạn ống thả để tránh xoay ống trong các mối ghép nối đã được gắn keo.
A.1.3 Thời gian chờ khô và phát triển cường độ của keo
Nếu có biểu hiện bị ẩm, ví dụ khi cắt và đấu nối trên các hệ ống sprinkler đang sử dụng thì phải tăng thời gian phát triển cường độ. Cụm ghép nối phải được để khô trong điều kiện mối nối không phải chịu ứng suất (không bị căng, kéo) trong khoảng thời gian từ 1 min đến 5 min tùy theo cỡ ống và nhiệt độ môi trường. Sau giai đoạn chờ khô, cụm ghép nối phải được bảo quản cận thận để tránh các ứng suất lớn tác động vào mối nối.
Thời gian phát triển cường độ keo trước khi thực hiện thử áp lực được cho trong các bảng A.1, A.2 và A.3.
Bảng A.1 – Thời gian phát triển cường độ theo nhiệt độ môi trường
để thử áp lớn nhất đến 1,58 MPa
TT | Kích cỡ danh nghĩa, mm | 16 oC đến 49 oC, h | 4 oC đến 15 oC, h | âm 18 oC đến 3 oC, h |
1 | 20 | 1 | 4 | 48 |
2 | 25 | 1,5 | 4 | 48 |
3 | 32 và 40 | 3 | 32 | 240 |
4 | 50 | 8 | 48 | Xem Chú thích |
5 | 60 và 80 | 24 | 96 | Xem Chú thích |
CHÚ THÍCH: với mọi cỡ ống, keo dán dung môi có thể được quét ở nhiệt độ dưới 4,4 oC. Tuy nhiên, đối với cỡ ống từ 50 mm trở lên phải đảm bảo nhiệt độ không dưới 4,4 oC và để phát triển cường độ trong khoảng thời gian theo khuyến cáo trước khi hệ thống được nạp nước và có áp suất. |
Bảng A.2 – Thời gian phát triển cường độ theo nhiệt độ môi trường
để thử áp lớn nhất đến 1,4 MPa
TT | Kích cỡ danh nghĩa, mm | 16 oC đến 49 oC, h | 4 oC đến 15 oC, h | âm 18 oC đến 3 oC, h |
1 | 20 | 0,75 | 1,5 | 24 |
2 | 25 | 0,75 | 1,5 | 24 |
3 | 32 và 40 | 1,5 | 16 | 120 |
4 | 50 | 8 | 36 | Xem Chú thích |
5 | 60 và 80 | 8 | 72 | Xem Chú thích |
CHÚ THÍCH: với mọi cỡ ống, dung môi pha keo dán có thể được quét ở nhiệt độ dưới 4,4 oC. Tuy nhiên, đối với cỡ ống từ 50 mm trở lên phải đảm bảo nhiệt độ không dưới 4,4 oC và để phát triển cường độ trong khoảng thời gian theo khuyến cáo trước khi hệ thống được nạp nước và có áp suất. |
Bảng A.3 – Thời gian phát triển cường độ theo nhiệt độ môi trường
để thử áp lớn nhất đến 0,7 MPa
TT | Kích cỡ danh nghĩa, mm | 16 oC đến 49 oC, h | 4 oC đến 15 oC, h | âm 18 oC đến 3 oC, h |
1 | 20 | 0,25 | 0,25 | 0,5 |
2 | 25 | 0,25 | 0,5 | 0,5 |
3 | 32 | 0,25 | 0,5 | 2 |
CHÚ THÍCH: ống cỡ 40 mm trở lên phải được thử nghiệm phù hợp với các điều kiện trong Bảng A.1 và Bảng A.2. |
A.2 Hệ treo và gối đỡ
Do ống CPVC dùng cho hệ thống sprinkler cứng, nên cần ít vị trí treo đỡ hơn các hệ thống ống mềm, ống nhựa. Khoảng cách giữa các thanh treo phải được xác định căn cứ vào độ võng lớn nhất cho phép của ống. Phải thực hiện thử nghiệm khả năng uốn gậpđể đảm bảo bán kính uốn lớn nhất của ống. Khoảng cách cho phép giữa một đầu sprinkler và điểm treo đỡ phải được xác định căn cứ vào số liệu thử nghiệm và khoảng cách giữa các điểm treo đỡ tính đến đầu sprinkler phải đảm bảo theo đúng quy ước quốc tế. Khuyến cáo sử dụng các hệ treo đã được thiết kế và nằm trong danh mục được phê duyệt dùng cho hệ thống sprinkler sử dụng ống CPVC. Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng một số hệ treo được thiết kế cho các ống thép nếu có thể chứng minh được rõ ràng về tính khả dụng của chúng. Các hệ treo này phải có bề mặt chịu lực rộng ít nhất là 13 mm và phải được lựa chọn để bao vừa các cỡ ống theo chỉ định. Ngoài ra, chúng không được có các cạnh ráp hoặc sắc tiếp xúc với ống đồng thời cũng không được cản trở ống dịch chuyển dọc theo phương trục ống. Các hệ treo đỡ theo phương đứng phải đỡ ống đảm bảo để khối lượng của chúng không đè lên chỉ một phụ tùng hoặc một mối nối.
Các hệ treo đỡ theo phương ngang phải được giằng để các lực căng (gây ra ở các vị trí ống bị uốn hoặc chỗ lượn) không tác động lên chỉ một phụ tùng hoặc một mối nối. Khoảng cách giữa các điểm treo đỡ được cho trong Bảng A.4, A.5 và A.6. Khoảng cách treo đỡ cho các cút hoặc tê quay xuống được cho trong Hình A.3.
Hình A.3 – Khoảng cách giữa các điểm treo đỡ đến tê và cút quay xuống
Bảng A.4 – Khoảng cách tiêu chuẩn giữa các điểm treo đỡ
TT | Kích cỡ danh nghĩa, mm | Khoảng cách lớn nhất giữa các điểm treo đỡ, m |
1 | 20 | 1,67 |
2 | 25 | 1,83 |
3 | 32 | 1,98 |
4 | 40 | 2,13 |
5 | 50 | 2,43 |
6 | 60 | 2,74 |
7 | 80 | 3,05 |
Bảng A.5 – Khoảng cách lớn nhất tính từ các điểm treo đỡ đến tê quay xuống
nằm trên 1 trục ống
TT | Kích cỡ danh nghĩa, mm | Áp suất làm việc dưới 7,0 kg/cm2, m | Áp suất làm việc trên 7,0 kg/cm2, m |
1 | 20 | 1,22 | 0,91 |
2 | 25 | 1,52 | 1,22 |
3 | 32 | 1,83 | 1,52 |
4 | 40 đến 80 | 2,13 | 2,13 |
Bảng A.6 – Khoảng cách lớn nhất từ các điểm treo đỡ đến cút quay xuống
TT | Kích cỡ danh nghĩa, mm | Áp suất làm việc dưới 7,0 kg/cm2, mm | Áp suất làm việc trên 7,0 kg/cm2, mm |
1 | 20 | 220 | 150 |
2 | 25 | 300 | 220 |
3 | 32 | 400 | 300 |
4 | 40 đến 80 | 600 | 300 |
A.3 Dự phòng dãn nở và co ngót
Các sản phẩm CPVC dùng cho hệ thống sprinkler, cũng giống như tất cả các vật liệu chế tạo ống, đều có sự dãn ra hoặc co lại khi có thay đổi của nhiệt độ như cho trong Bảng A.7. Trong hầu hết các điều kiện vận hành hoặc lắp đặt, sự dãn nở hoặc co ngót phải được xử lý tại những điểm chuyển hướng.
Bảng A.7 Giãn nở nhiệt
Thay đổi nhiệt độ (DT), oC | Chiều dài ống, m | |||||||||||||
1 | 2 | 4 | 6 | 8 | 10 | 12 | 14 | 16 | 18 | 20 | 30 | 40 | 50 | |
Độ dãn nở nhiệt D L, cm | ||||||||||||||
10 | 0,06 | 0,12 | 0,24 | 0,37 | 0,49 | 0,61 | 0,73 | 0,86 | 0,98 | 1,10 | 1,22 | 1,84 | 2,45 | 3,06 |
15 | 0,09 | 0,18 | 0,37 | 0,55 | 0,73 | 0,92 | 1,10 | 1,29 | 1,47 | 1,65 | 1,84 | 2,75 | 3,67 | 4,59 |
20 | 0,12 | 0,24 | 0,49 | 0,73 | 0,98 | 1,22 | 1,47 | 1,71 | 1,96 | 2,20 | 2,45 | 3,67 | 4,90 | 6,12 |
25 | 0,15 | 0,31 | 0,61 | 0,92 | 1,22 | 1,53 | 1,84 | 2,14 | 2,45 | 2,75 | 3,06 | 4,59 | 6,12 | 7,65 |
30 | 0,18 | 0,37 | 0,73 | 1,10 | 1,47 | 1,84 | 2,20 | 2,57 | 2,94 | 3,30 | 3,67 | 5,51 | 7,34 | 9,18 |
35 | 0,21 | 0,43 | 0,86 | 1,29 | 1,71 | 2,14 | 2,57 | 3,00 | 3,43 | 3,86 | 4,28 | 6,43 | 8,57 | 10,71 |
40 | 0,24 | 0,49 | 0,98 | 1,47 | 1,96 | 2,45 | 2,94 | 3,43 | 3,92 | 4,41 | 4,90 | 7,34 | 9,79 | 12,24 |
45 | 0,28 | 0,55 | 1,10 | 1,65 | 2,20 | 2,75 | 3,30 | 3,86 | 4,41 | 4,96 | 5,51 | 8,26 | 11,02 | 13,77 |
50 | 0,31 | 0,61 | 1,22 | 1,84 | 2,45 | 3,06 | 3,67 | 4,28 | 4,90 | 5,51 | 6,12 | 9,18 | 12,24 | 15,30 |
A.3.1 Các hình thức cấu tạo vòng dãn nở và dịch tuyến dãn nở
Phải lắp đặt các chi tiết treo đỡ hoặc dẫn hướng khi cấu tạo vòng dãn nở, dịch tuyến dãn nở hoặc điểm chuyển hướng như chỉ định dưới đây (Hình A.4). Chiều dài của vòng dãn nở được quy định trong Bảng A.8. Các điểm đỡ ống phải đảm bảo ngăn cản chuyển dịch ngang và phải hướng các chuyển dịch dọc theo trục ống vào vòng dãn nở.
Bảng A.8 – Chiều dài của vòng dãn nở đối với các ống CPVC dùng trong hệ thống sprinkler
Kích cỡ danh nghĩa, mm | Đường kính ngoài trung bình, mm | Chiều dài ống, m | |||||||||||||
1,5 | 3,0 | 4,6 | 6,1 | 7,6 | 9,1 | 10,7 | 12,2 | 13,7 | 15,2 | 21,3 | 27,4 | 36,6 | 48,8 | ||
Chiều dài của vòng dãn nở (l) khi chênh lệch nhiệt độ là 40 oC, mm | |||||||||||||||
20 | 26,7 | 178 | 279 | 330 | 381 | 432 | 457 | 508 | 533 | 559 | 610 | 711 | 813 | 940 | 1067 |
25 | 33,4 | 203 | 305 | 356 | 432 | 483 | 508 | 559 | 610 | 635 | 660 | 787 | 889 | 1041 | 1194 |
32 | 42,2 | 229 | 330 | 406 | 483 | 533 | 584 | 635 | 660 | 711 | 762 | 889 | 1016 | 1168 | 1346 |
40 | 48,2 | 254 | 356 | 457 | 559 | 559 | 635 | 686 | 711 | 762 | 813 | 965 | 1092 | 1245 | 1448 |
50 | 60,3 | 279 | 406 | 508 | 559 | 635 | 686 | 762 | 813 | 864 | 889 | 1067 | 1219 | 1397 | 1600 |
63 | 73,0 | 305 | 457 | 533 | 635 | 686 | 762 | 838 | 889 | 940 | 991 | 1168 | 1321 | 1524 | 1778 |
80 | 88,9 | 330 | 483 | 610 | 686 | 762 | 838 | 914 | 965 | 1041 | 1092 | 1295 | 1473 | 1702 | 1956 |
Hình A.4 – Hình thức cấu tạo vòng dãn nở và dịch tuyến dãn nở
A.4 Thiết kế thủy lực
A.4.1 Hệ số C
Các tính toán thủy lực để lựa cỡ ống và phụ tùng phải lấy hệ số Hazen Williams C bằng 50.
A.4.2 Tổn thất do ma sát của ống
Tính toán tổn thất do ma sát của ống phải áp dụng công thức A.1 sau:
(Công thức A.1) |
Trong đó:
ΔP | Giá trị áp lực bị giảm, Bar |
Q | Lưu lượng, l/min |
C | Hệ số Hazen Williams, lấy bằng 150 đối với CPVC |
d | Đường kính trong, mm |
l | Chiều dài của ống phải tính tổn thất do ma sát, là tổng của chiều dài các đoạn ống và chiều dài ống quy đổi tương đương của các phụ tùng. |
A.4.3 Tổn thất do ma sát tại các phụ tùng
Tổn thất cho phép do ma sát tại các phụ tùng, thể hiện dưới dạng chiều dài ống quy đổi tương đương được cho trong Bảng A.9.
Bảng A.9 – Tổn thất cho phép do ma sát tại các phụ tùng
Loại phụ tùng | Chiều dài ống (với SDR 13,5) quy đổi tương đương tương ứng theo cỡ ống, m | ||||||
20 mm | 25 mm | 32 mm | 40 mm | 50 mm | 60 mm | 80 mm | |
Tê ngang | 0,91 | 1,52 | 1,83 | 2,44 | 3,05 | 3,66 | 4,57 |
Cút 90 | 2,13 | 2,13 | 2,44 | 2,74 | 3,35 | 3,66 | 3,96 |
Chếch 45 | 0,31 | 0,31 | 0,61 | 0,61 | 0,61 | 0,91 | 1,22 |
Măng sông | 0,31 | 0,31 | 0,31 | 0,31 | 0,31 | 0,61 | 0,61 |
Tê dọc | 0,31 | 0,31 | 0,31 | 0,31 | 0,31 | 0,61 | 0,61 |